Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 33 kết quả

"Gốc đề”: Nối kết những giá trị xưa cũ

Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2020

Lượt nghe: 928

Câu chuyện mang đến cho mỗi chúng ta cảm giác thân thuộc gần gũi bởi dường như mỗi làng quê Việt qua tầng tầng thế hệ luôn ẩn chứa vô vàn những câu chuyện (cổ xưa cũng có hiện tại cũng có) để người làng có thể truyền tụng, bàn tán, kể cho nhau nghe. Trong những câu chuyện đó dĩ nhiên không thể thiếu những nhân vật mang tính huyền thoại, đời sống riêng tư có phần khác lạ, không chỉ nhuốm màu sắc kỳ bí mà thậm chí còn mang tính ma mị, giật gân, gây tò mò…..Trong đó không biết có phải một phần cũng để dọa con trẻ hay không nữa? Nhân vật bà Miên trong truyện ngắn “Gốc đề” được nhà văn Hoàng Anh Tuấn kể cũng là một nhân vật như thế trong mắt của hai đứa trẻ Việt – Hưởng. Người như bà Miên được xây dựng nửa khôn nửa dại, nửa điên nửa tỉnh, nửa âm nửa dương, khác thường lập dị. Những người như bà đa phần sống cô độc, dễ bị người xung quanh hiểu sai, xa lánh, là đối tượng của đám trẻ con tò mò, vừa sợ hãi lại vừa thích trêu chọc. Sư thật về cuộc đời bà Miên chỉ được mở ra khi có lời kể của bà nội Hưởng. Vậy ra bà lại là một thân phận bé mọn, đáng thương, bị cuộc đời xô đẩy, sống lặng lẽ, chịu nhiều thiệt thòi. Một kiếp người không được chính danh, thực chất bà Miên là Mẹ Việt Nam Anh hùng có hai người con trai hy sinh vì tổ quốc. Câu chuyện trở nên có ý nghĩa khi tác giả chọn giọng kể, góc quan sát là những người trẻ, Việt – Hưởng . Vậy ra những đứa trẻ đâu thờ ơ với quá khứ. Họ cần phải được biết về gốc rễ, quá khứ để gắn bó hơn với quê hương, với những người xung quanh, với hiện tại. Một kết truyện đầy nhân văn...(Lời bình của BTV Tuyết Mai)

"Sự phản bội": Ngẫm ngợi về giá trị sống của con người

Ngày phát hành 0:0 | 17/11/2020

Lượt nghe: 1159

Mạch chuyện khá đơn giản khi kể lại việc một người đàn ông trung niên đi xin việc. Ông vô tình nhìn thấy kỉ vật xưa là chiếc khung ảnh cũ và hồi tưởng lại thời trai trẻ của mình. Ông và cô gái Sundari yêu nhau say đắm nhưng rồi ông phản bội cô. Hơn 20 năm sau, ông gặp lại câu con trai nhưng không dám nhận con của mình. Câu chuyện là hành trình tìm lại quá khứ cũng như thức tỉnh của người đàn ông tên Shatri ẩn chứa nhiều điều về giá trị sống. Khi còn trẻ bằng vẻ ngoài bảnh trai và lời ong tiếng mật, chàng trai Chandran đã lừa cô gái Sudari đến với mình. Nhưng khi đã đạt được nàng thì anh không thực hiện lời hứa sẽ tổ chức một đám cưới đàng hoàng. Sundari ngỡ ngàng khi bị người mình yêu bỏ rơi. Cậu con trai được mẹ nuôi dậy khôn lớn và luôn nghĩ cha mình là người tốt. Chúng ta thấy sự đối lập trong nhân cách giữa hai nhân vật Shatri và Sundari. Trong lúc Sahtri lợi dụng sự ngây thơ trong sáng của cô gái trẻ để lừa dối rồi phản bội nàng thì Sundari lại vẫn giữ gìn hình ảnh của ông trong mắt con trai. Sự phản bội nào cũng mang đến nỗi đau và vết thương lòng sâu sắc. Thế nhưng bà Sundari đã giấu nỗi đau trong lòng để làm ảnh hưởng tính cách, nhân cách cậu con trai. Câu chuyện xúc động được viết nhẹ nhàng với nhiều chi biết bất ngờ. Chi tiết bất ngờ đầu tiên là khung hình cũ trong phòng vị giám đốc trẻ khiến ông Shatri tìm thấy con trai sau nhiều năm xa cách. Bất ngờ thứ 2 là ông không dám nhận con mình. Đáng lẽ một con người thất nghiệp đã ở tuổi xế chiều như ông sẽ bám víu vào người con thành đạt. Nhưng ông không làm vậy. Có lẽ lương tâm ông đã thức tỉnh. Ông không muốn hình tượng cao đẹp về người cha trong lòng con xụp đổ. Đó cũng là điều duy nhất ông có thể làm để chuộc lại lỗi làm bà Sundari và con của mình. Truyện ngắn đề cao những giá trị đạo đức của con người. Ngày hôm nay khi bạn phản bội, lừa đối người tin tưởng mình thì rồi sớm muộn chúng ta phải trả giá vì điều đó...(Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

"Tô đẹp Hồ Gươm": Không chỉ ở giá trị nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 10/8/2017

Lượt nghe: 1249

Các em nghĩ sao nếu những chiếc nắp hố ga vô hồn quanh khu vực Hồ Gươm bỗng một ngày trở thành những tác phẩm nghệ thuật ấn tượng nhỉ? Các bạn học viên thuộc "Trung tâm Giáo dục Viet Future" đã thực hiện điều kỳ diệu ấy trong hoạt động "Tô đẹp Hồ Gươm" ý nghĩa đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 09/8/2017)

“Áo dài của chúng ta”: Tôn vinh giá trị truyền thống

“Áo dài của chúng ta”: Tôn vinh giá trị truyền thống

Ngày phát hành 17:15 | 18/4/2021

Lượt nghe: 665

Đây là các hoạt động trong khuôn khổ chiến dịch “Áo dài di sản Việt Nam” của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Hơn 600 mẫu thiết kế áo dài đặc biệt của các nhà thiết kế Việt Nam và quốc tế được trình diễn tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. (Làn sóng nghệ thuật 13/4/2021)

“Mùi hương còn lại”: Lưu giữ giá trị truyền thống

“Mùi hương còn lại”: Lưu giữ giá trị truyền thống

Ngày phát hành 11:28 | 22/12/2022

Lượt nghe: 236

Nhà văn Nguyễn Thế Hùng gắn bó với binh nghiệp hơn 30 năm vì thế mà sự nghiệp sáng tác của anh đậm nét về đề tài người lính. Với các tập truyện ngắn “Đàn chim về sau bão”, “Họ vẫn chưa về”, “ Người đi bỏ mặc câu thề”, “Ngược ngàn”, nhà văn Nguyễn Thế Hùng đã khẳng định được vị trí của mình trong làng văn nghệ cả nước về người lính cách mạng và quê hương đất nước. Với quan niệm về nghề “Văn như rượu quý, phải làm sao càng để lâu càng thấy ngon. Vì vậy nhà văn như là sự tổng hòa của: Tài nghệ người ủ mấu, men, nước, khí trời, gạo…nơi sinh ra thứ rượu ngon đó” nên truyện ngắn của anh luôn mang đến những thông điệp ý vị. Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay xin gửi đến quý vị và các bạn truyện ngắn “Mùi hương còn lại” của nhà văn Nguyễn Thế Hùng qua giọng đọc PTV …

“Vía của rừng”: Giá trị đích thực của cuộc đời

“Vía của rừng”: Giá trị đích thực của cuộc đời

Ngày phát hành 11:20 | 16/6/2023

Lượt nghe: 1105

Cô gái người dân tộc Thái lên là Pai sinh ra từ núi rừng, lớn lên trong sương khói của bản làng nên khi trưởng thành đã ra thành phố sống nhưng cô vẫn không quên được quê nhà của mình. Mối quan hệ tình cảm với Việt, sự xô bồ nơi thành thị khiến ngoại hình Pai có thay đổi nhưng cô vẫn lưu luyến những nếp sống xưa cũ. Dù đã sống cuộc sống hiện đại nơi thành phố nhưng Pai vẫn nhớ mùi thơm của căn nhà gỗ Phơ mu mà bố gây dựng, nhớ mùi cá nướng, mùi khoai nướng thủa nhỏ, nhớ kỉ niệm cùng gia đình, bạn bè. Quan trọng hơn, Pai không bỏ đi cái vía đeo ở cổ tay mình, sợi dây gắn kết cô với cội nguồn. Tình cảm của vô và Việt chấm dứt, Pai thoáng buồn nhưng không thất vọng vì cô biết vị trí của mình trong mắt Việt như thế nào. Pai chia tay mối tình thoáng qua để trở về với mái nhà ấm êm, với không gian sống hòa quyện hồn cốt của mình. Pai là nhân vật chính cũng là người kể câu chuyện về cuộc đời mình. Truyện ngắn không có biến cố to lớn ngoài cái chết của người cha, không có mẫu thuẫn mà chỉ là cảm xúc, là tâm tình buồn vui của người phụ nữ. Qua câu chuyện của Pai, người đọc người nghe cảm nhận được giá trị của lối sống vùng miền khác nhau. Những điều bình dị như ngôi nhà, món ăn dân giã, trò chơi thôn quê, phong tục tập quán tạo nên sự gắn kết con người với quê hương. Nhiều chi tiết trong truyện như kỉ niệm với cha, những món ăn, thói quen học từ cha mẹ của cô gái Pai được đưa vào tự nhiên mà đầy tình cảm ấm áp. Truyện ngắn đưa người đọc, người nghe tới không gian văn hóa của người dân tộc Thái phía Bắc nước ta. Sinh ra và lớn lên từ núi rừng, cái vía của rừng gắn bó với tâm hồn của Pai cũng như mỗi người dân tộc Thái. Rời xa những xô bồ, cám dỗ trốn thị thành, Pai trở về sống trong bầu không khí yên bình nơi làng quê. Truyện ngắn khiến chúng ta có nhiều suy ngẫm về giá trị đích thực của cuộc đời cũng như hiểu hơn về cuộc sống đậm đà bản sắc dân tộc nơi vùng cao. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

Chữ Việt Nam song song 4.0: Xác nhận bản quyền có đồng nghĩa xác nhận giá trị khoa học?

Chữ Việt Nam song song 4.0: Xác nhận bản quyền có đồng nghĩa xác nhận giá trị khoa học?

Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2020

Lượt nghe: 741

Những ngày gần đây, dư luận xôn xao về việc Bộ chữ Tiếng Việt không dấu “Chữ Việt Nam song song 4.0” của hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình được Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bản quyền. Sự khác lạ của kiểu chữ được hai tác giả trình bày trong đề xuất này trước tiên gây ngạc nhiên. Sau nữa, ý tưởng mục đích, tính ứng dụng của bộ chữ này chưa thực sự thuyết phục. Xung quanh câu chuyện này, Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) muốn đưa ra một cái nhìn thấu đáo về bộ chữ Tiếng Việt không dấu nói riêng và những cải tiến Quốc ngữ nói chung thông qua vệt bài “Chữ Việt Nam song song 4.0: Xác nhận bản quyền có đồng nghĩa xác nhận giá trị khoa học?". Mở màn là phóng sự “Thấy gì từ một đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ?” của phóng viên Võ Hà.

Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 10: Tạo dựng những giá trị nhân văn mới cho xã hội thông qua văn học

Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 10: Tạo dựng những giá trị nhân văn mới cho xã hội thông qua văn học

Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2020

Lượt nghe: 1118

Sau 3 ngày diễn ra, Đại hội Đại biểu Hội Nhà văn Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2020-2025 đã thành công tốt đẹp với lễ bế mạc và ra mắt Ban chấp hành mới vào ngày 25/11. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Một nhiệm kỳ mới hứa hẹn những đột phá không chỉ trong Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, mà còn cho tất cả các hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, những người đang dùng ngòi bút của mình để phản ánh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nói lên tiếng lòng của nhân thông qua tác phẩm văn chương cụ thể, chất lượng, đưa vị thế nền văn chương nước nhà lên tầm cao mới, được bạn bè năm châu đón nhận. Chúng ta cùng hi vọng và kỳ vọng Hội Nhà văn Việt Nam trong thời gian tới sẽ thay đổi cả về chất và lượng, để văn chương luôn là cấu nối gắn kết những con người với nhau...(Văn nghệ 26/11/2020)

Đêm nhạc "Xưa và mới": Cuộc gặp gỡ giữa các giá trị di sản văn hóa

Đêm nhạc

Ngày phát hành 15:50 | 16/12/2022

Lượt nghe: 177

Nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 phố Hàng Buồm (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhóm Đông Kinh cổ nhạc giới thiệu đến công chúng yêu âm nhạc truyền thống chương trình nghệ thuật “Xưa và mới”- cuộc gặp gỡ giữa các giá trị di sản văn hóa trong đời sống đương đại. Bên cạnh những làn điệu bài bản của kịch hát dân gian như chèo, tuồng, chương trình còn có sự tham gia của các nghệ nhân tên tuổi của loại hình nghệ thuật Ca trù, Ca Huế. “Xưa và mới” là hai khoảnh khắc bất tận trong dòng chảy âm nhạc nước ta, khi truyền thống được tiếp diễn trong tư duy cũng như năng lượng sáng tạo của hôm nay, với những tác phẩm âm nhạc đương đại của các nhạc sĩ: Tôn Thất Tiết, Nguyễn Thiên Đạo, Vũ Nhật Tân... (Làn sóng nghệ thuật 25/11/2022)

Di sản thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Những giá trị truyền đời

Di sản thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Những giá trị truyền đời

Ngày phát hành 16:28 | 26/1/2022

Lượt nghe: 2598

Trước sự kiện sắp tới UNESCO sẽ cùng nước ta kỷ niệm năm sinh của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, Chuyên gia văn học trung đại - GS.TS Trần Ngọc Vương (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng đây là một hoạt động “hoàn toàn xứng đáng và có lý”. Nói như vậy bởi qua các tác phẩm của mình, cụ Đồ Chiểu được coi là lá cờ đầu không chỉ của văn học yêu nước ở Nam Bộ và cả đất nước ta. Đồng thời, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng là lá cờ đầu của văn học chống chủ nghĩa thực dân, không chỉ của Việt Nam mà của thế giới. Hơn thế, tác giả của truyện thơ “Lục Vân Tiên”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” còn thể hiện tầm vóc, tư duy của một tác giả tiên phong, đi trước thời đại.

Điện ảnh Việt - hệ giá trị nhìn từ phim đen trắng

Điện ảnh Việt - hệ giá trị nhìn từ phim đen trắng

Ngày phát hành 10:41 | 16/9/2021

Lượt nghe: 1531

Ra đời muộn so với các nước phát triển, nhưng ngay từ buổi đầu, điện ảnh nước ta đã ghi dấu ấn riêng, tiếp cận với điện ảnh khu vực và thế giới. Nhiều bộ phim truyện nhựa đã trở thành tác phẩm kinh điển, có giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử và giá trị nhân văn sâu sắc. Với chủ đề “Điện ảnh Việt - hệ giá trị nhìn từ phim đen trắng”, chương trình Đối thoại mở muốn cùng quý vị và các bạn quay trở lại với những thước phim xưa để phần nào đó soi chiếu thực trạng của điện ảnh nước nhà hôm nay đang ở đâu, đang như thế nào… (Đối thoại mở 15/09/2021)

Giữ gìn và quảng bá các giá trị văn nghệ dân gian

Giữ gìn và quảng bá các giá trị văn nghệ dân gian

Ngày phát hành 0:0 | 29/5/2015

Lượt nghe: 1350

Những hoạt động nổi bật trong lĩnh vực Văn nghệ dân gian nhân Đại hội 7 Hội VNDG Việt Nam (Câu chuyện phóng viên); Chuyện vui về nhà văn Nguyễn Quỳnh; nhà thơ Xuân Miễn và nhà thơ Tạ Hữu Yên (Giai thoại văn nghệ sĩ).(Điểm hẹn Văn nghệ 30/5 + 06/6)

Hát Xẩm - Tiếng đàn câu hát và những giá trị nhân văn

Hát Xẩm - Tiếng đàn câu hát và những giá trị nhân văn

Ngày phát hành 14:29 | 15/1/2021

Lượt nghe: 1185

Nhiều thế kỷ đã trôi qua, chặng đường phát triển của Xẩm từ một hình thức đàn hát dân gian dành riêng cho những người khiếm thị để mưu sinh nơi đầu đường góc chợ, bến nước, mom sông, nay đã trở thành một loại hình nghệ thuật được biểu diễn trên sân khấu, thực sự là một di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam ... Nhưng cho dù phát triển đến đâu, nếu không có một chiến lược bảo tồn và phát huy hiểu quả, nghệ thuật hát Xẩm sẽ đối mặt với nguy cơ mai một. Đó chính là nội dung của chương trình Đối thoại mở cùng nhà nghiên cứu Mai Thiện

Hát xẩm: Làm thế nào khôi phục, phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Hát xẩm: Làm thế nào khôi phục, phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2019

Lượt nghe: 506

PV VOV6 trao đổi với nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn phát huy âm nhạc dân tộc). (Làn sóng nghệ thuật 06/12/2019)

Kịch ngắn: "Hoa hồng bạch" - Giá trị đích thực và nỗi cô đơn

Kịch ngắn:

Ngày phát hành 9:59 | 13/8/2021

Lượt nghe: 654

Trong cuộc sống hiện nay, nhiều người đang cố gắng làm vừa lòng người khác mà lãng quên đi ý nghĩa sống của mình. Thành quả hay sự tán dương có thể làm cho họ hãnh diện nhưng chính nó cũng sẽ là rào cản khiến họ được sống đúng với mong muốn của mình. Chỉ khi phải đối diện với lòng mình hay rơi vào bế tắc họ mới đau xót nhận ra sự vô vị của mình, biết mình cần sự yêu thương, chăm sóc của mọi người biết bao!

kịch ngắn: Giai điệu thức tỉnh - Gìn giữ giá trị của ngàn xưa!

kịch ngắn: Giai điệu thức tỉnh -  Gìn giữ giá trị của ngàn xưa!

Ngày phát hành 16:46 | 6/9/2021

Lượt nghe: 491

Những người ca nương và nghệ nhân ca trù trước dòng xoáy của cơ chế thị trường. Dù rất ít người còn có thể theo được nghề nhưng với họ được sống hết mình với những câu hát, điệu nhạc luôn là niềm ước ao to lớn nhất. Giai điệu từ ngàn xưa đã thấm vào họ đánh thức những xúc động trong sâu thẳm tâm tư, đưa họ trở về với những giá trị xưa cũ quý báu!

Kịch truyền thanh "Sợi nhớ sợi thuơng" - Hành trình tôn vinh những giá trị bền vững

Kịch truyền thanh

Ngày phát hành 13:16 | 12/11/2022

Lượt nghe: 1404

Lụa Hàng Vân – sản phẩm dệt nổi tiếng được lựa chọn may phẩm phục trong cung đình Huế. Theo thời gian một số mẫu hoa, họa tiết vân cổ đã bị mai một, đặc biệt là mẫu hoa văn “dệt hai mặt giống nhau”, nét đặt biệt chỉ riêng lụa Việt mới có. Quá trình khôi phục lại nhưng mẫu hoa, vân cổ của các nghệ nhân và thợ dệt của Làng lụa Hàng Vân mang đậm tình cảm trân quý nghề cũng như tình cảm chân thành, trong sáng của những người thợ lành nghề như Lệ Hằng, Duy Quang... Hành trình tìm lại và phát triển nghề truyền thống của thế hệ trẻ Làng lụa Hàng Vân là hành trình những người trẻ tiếp nối tiền nhân tôn vinh những giá trị bền vững

Làm gì để điêu khắc có được không gian sống và phát huy giá trị nghệ thuật?

Làm gì để điêu khắc có được không gian sống và phát huy giá trị nghệ thuật?

Ngày phát hành 15:4 | 2/4/2021

Lượt nghe: 1626

Thực tế hiện nay, các tác phẩm điêu khắc đương đại đang rất thiếu không gian sống. Ngoài các cuộc triển lãm thì không phải tác phẩm nào cũng có cơ hội để được trưng bày tại các bảo tàng, các không gian đô thị, không gian công cộng,... Vậy, làm thế nào để tác phẩm điêu khắc có được không gian sống và phát huy giá trị nghệ thuật? PV VOV6 đối thoại với Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 31/3/2021)

Mỹ thuật đương đại Việt Nam - Có ngăn “chảy máu” tác phẩm giá trị?

Mỹ thuật đương đại Việt Nam - Có ngăn “chảy máu” tác phẩm giá trị?

Ngày phát hành 10:39 | 11/5/2022

Lượt nghe: 1335

Nhiều năm nay, mỹ thuật đương đại của nước ta có sự chuyển mình mạnh mẽ nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa thể có một bảo tàng riêng cho mỹ thuật đương đại. Trong bối cảnh đó, bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vừa mở cửa không gian mỹ thuật đương đại thu hút sự chú ý của đông đảo người yêu hội họa, không gian này kỳ vọng mở thêm cánh cửa mới cho mỹ thuật đương đại và giúp công chúng hình dung rõ hơn về lộ trình của mỹ thuật Việt Nam từ đổi mới cho đến nay. Tuy nhiên, những tác phẩm được lựa chọn trưng bày đã thực sự tiêu biểu cho mỹ thuật đương đại của nước ta hay chưa và hành trình đưa mỹ thuật đương đại đến với công chúng đang đứng trước khó khăn, thách thức nào? Trong chương trình Đối thoại mở tuần này, phóng viên VOV6 bàn luận với nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật Vũ Huy Thông, Viện Mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 04/5/2022)

Nghệ thuật múa rối: Từ tiết mục đến vở diễn có giá trị nghệ thuật!

Nghệ thuật múa rối: Từ tiết mục đến vở diễn có giá trị nghệ thuật!

Ngày phát hành 0:0 | 17/6/2020

Lượt nghe: 1038

Nghệ thuật múa rối từ lâu đã rất quen thuộc với người dân ở nhiều vùng miền nước ta. Gần đây, những vở diễn bề thế của nhà hát múa rối Việt Nam, nhà hát múa rối Thăng Long còn mang đến cho các khán giả những bất ngờ mới. Từ những tích truyện, trò rối và kỹ thuật biểu diễn đơn lẻ giờ đây các nghệ sỹ đã xây dựng được những vở diễn lớn với những cách thức biểu diễn vô cùng mới lạ. Vậy, người nghệ sỹ đã tìm tòi thể hiện thông qua hình ảnh con rối như thế nào? PV VOV6 đối thoại với đạo diễn, NSND Nguyễn Tiến Dũng - Nhà hát múa rối Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 17/06/2020)

Nhà văn Ngô Tất Tố với việc tôn vinh giá trị văn học trung đại

Nhà văn Ngô Tất Tố với việc tôn vinh giá trị văn học trung đại

Ngày phát hành 0:0 | 25/9/2019

Lượt nghe: 740

Việc tinh thông Hán học là một lợi thế của nhà văn Ngô Tất Tố khi tiếp cận những tác phẩm văn học trung đại của nước nhà. Không những dịch bản chữ Hán tiểu thuyết lịch sử “Hoàng Lê nhất thống chí” nằm trong bộ “Ngô gia văn phái tùng thư”, ông còn dịch thơ, biên soạn, chú thích về tiểu sử, cuộc đời của các tác giả tiêu biểu trong lịch sử văn học dân tộc...(Tìm trong kho báu phát 26/9/2019)

Nhạc sĩ Trần Nhật Dương - Lan tỏa giá trị âm nhạc trên cánh sóng VOV

Nhạc sĩ Trần Nhật Dương - Lan tỏa giá trị âm nhạc trên cánh sóng VOV

Ngày phát hành 8:38 | 2/6/2023

Lượt nghe: 957

Với gần 30 năm gắn bó với Đài TNVN, Nhạc sĩ Trần Nhật Dương đã sớm định hình cho mình một phong cách âm nhạc riêng. Lấy cảm hứng từ đề tài đất nước, lịch sử hay từ những cảm xúc đời thường, kết hợp với kỹ thuật âm nhạc được đào tạo bài bản chuyên nghiệp, những tác phẩm của nhạc sĩ không chỉ chạm đến trái tim của người nghe mà còn mang nhiều giá trị sâu sắc. Mới đây, nhạc sĩ Trần Nhật Dương vinh dự được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với cụm 4 tác phẩm. Trong chương trình Hành trình sáng tạo hôm nay, mời quý vị và các bạn gặp gỡ nhạc sĩ Trần Nhật Dương để cùng tìm hiểu con đường nghệ thuật gắn liền với làn sóng của Đài TNVN. (Hành trình Sáng tạo 31/5/2023)

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương – Danh nhân văn hoá và giá trị di sản

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương – Danh nhân văn hoá và giá trị di sản

Ngày phát hành 14:54 | 9/12/2022

Lượt nghe: 178

Như chúng ta đã biết, tại Kỳ họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 (diễn ra tháng 11 năm ngoái tại thủ đô Paris, nước Pháp) đã thông qua danh sách các Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2022 – 2023 để UNESCO cùng vinh danh và tham gia kỷ niệm năm sinh/năm mất. Tại kỳ họp này, hồ sơ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu và kỷ niệm 250 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của Nữ sỹ Hồ Xuân Hương cùng với 58 hồ sơ khác đã được thông qua. Tới ngày 3/12 vừa qua, tại Tp. Vinh, tỉnh Nghệ An, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam trọng thể tổ chức Lễ vinh danh và kỷ niệm 250 năm sinh, 200 năm mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Nằm trong chuỗi sự kiện trang trọng này, Bộ VH-TT&DL tỉnh Nghệ An cùng phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế: “Nữ sĩ Hồ Xuân Hương - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản”. Mời các bạn nghe phản ánh của Thái Dương và Trường Ca - Phóng viên Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An về hội thảo này:

PGS-TS Bùi Hoài Sơn: Hệ giá trị dẫn dắt sự phát triển của đất nước, của gia đình và của mỗi cá nhân

PGS-TS Bùi Hoài Sơn: Hệ giá trị dẫn dắt sự phát triển của đất nước, của gia đình và của mỗi cá nhân

Ngày phát hành 14:7 | 3/1/2023

Lượt nghe: 178

Để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chúng ta đang đẩy mạnh nghiên cứu, phân tích, làm rõ các hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Vậy ngoài những điều cơ bản thì các hệ giá trị này có điều gì mới và mối quan hệ biện chứng giữa các hệ giá trị đó ra sao. Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời trong chuyên mục Tiếng nói Văn nghệ sỹ với sự tham gia của PGS-TS Bùi Hoài Sơn-Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

PGS-TS Bùi Hoài Sơn: Hệ giá trị quy tụ sự đoàn kết của mọi người

PGS-TS Bùi Hoài Sơn: Hệ giá trị quy tụ sự đoàn kết của mọi người

Ngày phát hành 10:34 | 9/1/2023

Lượt nghe: 229

Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như của cả dân tộc. Chúng ta đã có những nghiên cứu, đúc kết về các Hệ giá trị ấy. Tuy nhiên, Hệ giá trị không phải là một cái gì đó tĩnh tại mà nó luôn luôn thay đổi cùng với thời gian. Điều này là do bối cảnh xã hội luôn luôn thay đổi, vào mỗi bối cảnh xã hội cụ thể thì chúng ta lại có những mơ ước, những mong muốn, những định hướng cụ thể. Đó là lý do trong giai đoạn hiện nay chúng ta cần có những Hệ giá trị mới, để dẫn dắt, định hướng, quy tụ sự đoàn kết của mọi người tạo nên một sức mạnh tổng thể với khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh và hạnh phúc…Như đã hẹn, hôm nay, chúng ta cùng gặp lại PGS-TS Bùi Hoài Sơn-Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội để nghe ông trò chuyện về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị quốc gia cũng như mối quan hệ biện chứng giữa hai hệ giá trị này với hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người:

Sự kiện vinh danh "nhà thơ thế giới" Tống Thu Ngân: Sự háo danh, xúc phạm các giá trị văn hóa

Sự kiện vinh danh

Ngày phát hành 9:22 | 27/12/2022

Lượt nghe: 643

Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh vừa có thông cáo báo chí khẳng định: Công ty Cổ phần Hằng Holy Group tổ chức chương trình “Gala chung kết Du lịch & tài năng kỷ lục châu Á” khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Trong nhiều sự kiện, Công ty này cũng đã sử dụng trái phép logo của Đài Tiếng nói Việt Nam trong danh sách các đơn vị tổ chức. Theo ông Phạm Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam: Việc lựa chọn bảo trợ cho các sự kiện truyền thông hay tham gia các sự kiện truyền thông được Đài TNVN quy định rất chặt chẽ. Các đơn vị muốn tham gia bảo trợ các sự kiện phải có văn bản xin ý kiến Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam và có sự xem xét, phê chuẩn bằng văn bản của lãnh đạo Đài thì mới được phép tham gia tổ chức, hoặc bảo trợ các sự kiện. Vụ việc này đã gây ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của Đài Tiếng nói Việt Nam...

Tiếng chuông đền Diềm: Thỉnh gọi những tấm lòng biết giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống

Tiếng chuông đền Diềm: Thỉnh gọi những tấm lòng biết giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống

Ngày phát hành 0:0 | 11/12/2020

Lượt nghe: 794

Có một thực tế là những người trông coi nhà Thánh thường khiếm khuyết về thể chất, hoặc là ngoại hình xấu xí hoặc là thiếu khuyết một vài giác quan như nghe, nói, nhìn… có thể khi thiếu khuyết con người ta cần đến chốn thần linh để nương nhờ, tựa bám mà sinh tồn cũng có thể vì thiếu khuyết mà người ta được bù trừ những khả năng khác biệt. Cô Trinh trong truyện ngắn “Tiếng chuông đền Diềm” thiếu khuyết cả nhan sắc, ánh nhìn, giọng nói, nhưng bù lại, cô có niềm tin và sự tôn thờ tột bậc với Đức Ông và người dân làng Diềm. Với cô, việc phụng sự Đức Ông, giúp Đức Ông vỗ về che chở sự bình yên cho người dân làng Diềm là bổn phận, là thiên mệnh, là tất cả ý nghĩa đời sống của cô trên trần gian. Bởi vậy mà cô dành tất cả tình yêu thương trong sáng và trái tim tận hiến để chăm chút ngôi đền, giữ gìn bài thuốc quý gia truyền để chữa bệnh về thể chất cho dân làng Diềm, nâng niu an ủi những tâm hồn người bấy bớt giúp họ vượt qua ngang trái đời thường. Cũng bởi trái tim tinh nhạy ấy mà cô Trinh nhìn được rõ nét một vài khoảnh khắc đặc biệt của con người, khi họ tột cùng đau khổ, tột cùng trong sáng, tột cùng yêu thương. Cũng bởi trái tim thánh thiện chỉ biết yêu thương tận hiến, chỉ biết cho mà chưa bao giờ được nhận, nên Trinh không nhìn được những lừa lọc dối trá những cám dỗ ma mị của dục vọng để rồi bị cuốn vào vòng xoáy của tiếng sét ái tình. Biết mình đang bị cuốn trong dòng nước xiết của những đòi hỏi bản năng đàn bà, Trinh một lần nữa lại dựa vào Đức Ông, dựa vào trời đất núi sông và người dân làng Diềm mà vượt thoát. Trong cuộc vượt thoát ấy, Trinh nhận ra cả phần xác và phần hồn của làng Diềm cũng cần được cứu rỗi. Cô thỉnh tiếng chuông kêu cứu. Tiếng chuông đền Diềm chỉ vang lên khi làng có việc trọng. Nhưng từ khi đỉnh núi Móc có ngôi chùa lớn, tiếng chuông trên đỉnh núi vang lên hàng ngày để các đoàn khách hành hương gửi lời thỉnh cầu đến cao xanh. Tiếng chuông kêu càng nhiều, chứng tỏ khách càng đông, người làng Diềm càng có cơ hội làm giàu. Bởi vậy không còn mấy người trong làng phân biệt được tiếng chuông đền Diềm và tiếng chuông trên đỉnh núi Móc nữa. Giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc là một trong những bộ gen quan trọng làm nên hình ảnh riêng biệt của quốc gia, dân tộc trong thời đại thế giới phẳng. Song trong điều kiện mở cửa, hội nhập và phát triển hiện nay, đặc biệt, dưới tác động nhiều chiều của nền kinh tế thị trường, việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá truyền thống không dễ dàng gì. Truyện ngắn “Tiếng chuông đền Diềm” là sự trăn trở về những được - mất trong quá trình vươn lên làm giàu bằng du lịch tâm linh ở một làng quê nghèo, cũng là tiếng chuông thỉnh gọi những tấm lòng biết hiểu, biết yêu, biết giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc trong thế giới đa diện hôm nay...(Lời bình của BTV Vân Khánh)

Truyện "Công chúa bán than": Giá trị của sự chăm chỉ lao động

Truyện

Ngày phát hành 0:0 | 23/4/2018

Lượt nghe: 832

Vì không chịu lấy con trai tể tướng nên công chúa út đã bị vua cha đuổi khỏi hoàng cung. Công chúa út ra đi không có tài sản gì ngoài con ngựa bị mù. Bằng sự lao động chăm chỉ và không ngại công việc nặng nhọc là bán than, công chúa và chồng đã trở nên giàu có. Những cục vàng mà nàng nhặt được khi làm việc là hình ảnh ẩn dụ cho giá trị của sức lao động. (VOV6 Kể chuyện và Hát ru 18/4/2018)

Truyện "Đào vàng": Giá trị của việc chăm chỉ lao động

Truyện

Ngày phát hành 0:0 | 27/6/2017

Lượt nghe: 1867

Để dạy cho cậu con trai lười biếng biết gia trị của việc chăm chỉ lao động, bà mẹ nói rằng dưới đồng ruộng nhà mình chôn rất nhiều vàng bạc. Người con trai tưởng thật đã hăng hái đào cả mảnh ruộng lên để tìm kho báu. Cuối cùng vàng thì không thấy nhưng hai mẹ con đã có một mảnh đất mầu mỡ, hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Từ đó, người con trai chăm chỉ lao động, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. (Kể truyện và hát ru 26/6/2017)

Truyện Kiều: Di sản và các giá trị xuyên thời đại

Truyện Kiều: Di sản và các giá trị xuyên thời đại

Ngày phát hành 0:0 | 7/9/2015

Lượt nghe: 1553

Điểm chú ý của Hội thảo " Đại Thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du, di sản và các giá trị xuyên thời đại" nhân Kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại Thi hào Nguyễn Du (1765-2015) sẽ được phóng viên Tuyết Mai chia sẻ trong chuyên mục "Câu chuyện phóng viên". Vẻ đẹp dùng vĩ của thác Bản Giốc trong thi phẩm "Bản Giốc múa" của Võ Sa Hà sẽ được nhà thơ Phạm Đức phân tích trong chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm". Những câu chuyện nhẹ nhàng, tình cảm của nhà thơ Võ Thanh My (Hội văn học nghệ thuật An Giang) và nhà thơ Lê Tuấn Lộc về nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và nhà thơ Nguyễn Bình Phương. ( Điểm hẹn văn nghệ phát 05/09 đến 16/09)

Tủ sách "Đời người" - Những giá trị thuộc về tuổi trẻ

Tủ sách

Ngày phát hành 21:45 | 21/8/2022

Lượt nghe: 352

Tủ sách “Đời người” do Công ty sách Omega Plus thực hiện, với các tập truyện như Ngụ ngôn Aesop, Thơ ngụ ngôn La Fontaine, Truyện cổ dân gian Nga, Truyện cổ nước Nam... độc giả trẻ được đắm mình vào các câu chuyện tưởng như đã xa xôi nhưng cũng là những tình huống đã và đang ra diễn hằng ngày quanh chúng ta... (Trang Văn học Nghệ thuật tuổi mới lớn 02/08/2022)

Vở chèo "Người vẽ tranh làng nghề" (phần 1) - Thông điệp về giá trị truyền thống

Vở chèo

Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2015

Lượt nghe: 2224

Đào - một cô gái tài sắc, giỏi nghề tranh truyền thống có mối nhân duyên với Hoàng Mai, một thầy dạy nghề. Nhưng rồi, Đào gặp Thanh Long, một người bạn xưa, nay là Việt kiều hứa giúp cô ăn học ở nước ngoài. Tuy không được cha và Hoàng Mai ủng hộ nhưng Đào vẫn quyết tâm ra nước ngoài với ý định học hỏi kỹ thuật mới, hiện đại, phục vụ cho nghệ thuật cha ông truyền lại. Tuy nhiên, những gì diễn ra chẳng theo suy nghĩ của cô gái ngây thơ ấy… Vở chèo: Người vẽ tranh làng nghề Tác giả: Nguyễn Chiến Thạc Biểu diễn: Nhà hát Chèo Việt Nam

Vở chèo "Người vẽ tranh làng nghề" (phần 2) - Thông điệp về giá trị truyền thống

Vở chèo

Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2015

Lượt nghe: 1222

Đào - một cô gái tài sắc, giỏi nghề tranh truyền thống có mối nhân duyên với Hoàng Mai, một thầy dạy nghề. Nhưng rồi, Đào gặp Thanh Long, một người bạn xưa, nay là Việt kiều hứa giúp cô ăn học ở nước ngoài. Tuy không được cha và Hoàng Mai ủng hộ nhưng Đào vẫn quyết tâm ra nước ngoài với ý định học hỏi kỹ thuật mới, hiện đại, phục vụ cho nghệ thuật cha ông truyền lại. Tuy nhiên, những gì diễn ra chẳng theo suy nghĩ của cô gái ngây thơ ấy… Vở chèo: Người vẽ tranh làng nghề Tác giả: Nguyễn Chiến Thạc Biểu diễn: Nhà hát Chèo Việt Nam

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya